Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần

Bản thân ngày 29/2 đã đặc biệt vì 4 năm mới có một lần. Nhưng đằng sau đó là những sự thật vô cùng thú vị mà bạn chưa bao giờ biết đến.

Thường lệ, cứ cách 4 năm lại có một năm "nhuận" - Leap year - với 366 ngày thay vì 365 như bình thường.
Sở dĩ có năm nhuận là vì chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất mỗi năm không chỉ tốn 365 ngày, mà là 365 ngày và 6 giờ, hay chính xác hơn là 5h 48 phút. Nếu không cộng thêm ngày thì sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ bị lệch so với thực tế tới 24 ngày. Và cái ngày được cộng thêm vào chính là ngày 29/2.
Chỉ riêng chuyện 4 năm mới có một lần đã đặc biệt, nhưng đằng sau ngày này còn một số sự thật khiến bạn phải ngỡ ngàng. 
1. Ngày đặc quyền cầu hôn của phụ nữ
Hôn nhân là một chuyện hệ trọng, nhất là đối với người phụ nữ. Nếu xem ngày cưới là ngày các nam nhân đưa thêm một người về nhà, thì với phụ nữ, đó là ngày rời xa gia đình, và nếu không may về nhầm chỗ thì quả thực bi đát không kể đâu cho xiết.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 1.
Thế nhưng theo quan niệm phổ biến, việc hệ trọng này phải là do các đấng mày râu chủ động, còn phụ nữ sẽ buộc phải đợi, đợi cho đến khi chàng trai năm ấy có đủ dũng khí để mà ngỏ lời.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 2.
Mọi chuyện chỉ thay đổi vào thế kỷ thứ 5, khi Thánh St. Bridget than phiền với Thánh St. Patrick về việc phụ nữ tại Ireland phải chờ rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. 
Sau cùng, Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ được phép hỏi cưới bất kỳ người đàn ông nào họ thích vào ngày 29/2 mà không phải chịu bất kỳ rào cản và dị nghị nào.
2. Ngày "tốn tiền" của nam giới
Tất nhiên, khi một người cầu hôn thì người còn lại vẫn có quyền từ chối. Nhưng khi phụ nữ đã cầu hôn thì việc từ chối không còn đơn giản, mà họ phải trả một lễ vật gì đó để tạ lỗi.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 3.
Ở Anh, "lễ vật" là 1 bảng Anh (khoảng 34.000 đồng), hoặc tặng một tấm áo lụa để xoa dịu nỗi đau của người phụ nữ. 
Ở Đan Mạch, người đàn ông khi từ chối lời tỏ tình phải tặng cho cô gái đó 12 đôi găng tay, còn ở Phần Lan người đàn ông phải tặng vải để phụ nữ may váy.
3. Những đứa trẻ "nhuận"
Đó là những đứa trẻ sinh ra vào ngày 4 năm mới có 1 này. Theo đúng lịch, những người này sẽ có ít ngày sinh nhật hơn người thường tới 4 lần, nhưng hầu hết đều chọn tổ chức sinh nhật vào ngày 28/2 hoặc 1/3.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 4.
4. Có một thành phố dành riêng cho "người nhuận" - leaper
Đó là hai thành phố cùng tên là Anthony - nhưng một tại Texas, một tại bang New Mexico (Mỹ). Người dân trong thành phố này tự nhận là "Thủ đô năm nhuận của thế giới", vì cứ mỗi 4 năm họ lại tổ chức một lễ hội hoành tráng để làm lễ sinh nhật cho tất cả những người sinh ra vào năm nhuận.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 5.
Và không chỉ có thành phố nhuận đâu. Trên thế giới có một câu lạc bộ dành riêng cho những người sinh vào năm nhuận, mang tên: "Honor Society of Leap Year Babies". 
Điều kiện cần và đủ duy nhất để tham gia hội là sinh nhật của bạn rơi vào ngày nhuận mà thôi. Hiện câu lạc bộ có 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
5. Nhưng cũng là ngày đen đủi trong một số nền văn hóa
Tại Scotland, người ta quan niệm rằng những người sinh ra vào ngày nhuận là điềm gở, giống như thứ 6 ngày 13 vậy.
Ngày 29/2 có nhiều bí mật đặc biệt hơn là việc 4 năm mới có 1 lần - Ảnh 6.
Thánh nhọ...
Người Hy Lạp thậm chí còn cho rằng các cặp đôi cưới vào năm nhuận, và đặc biệt vào ngày nhuận đều sẽ có kết cục không tốt đẹp.
Nguồn: Cleveland

Theo J / Trí Thức Trẻ


Nguồn gốc ngày 29/2

Ngày 29/2 của năm nhuận dương lịch có một lịch sử khá rắc rối kể từ khi được Hoàng đế La Mã Julius Caesar đưa vào dương lịch mỗi 4 năm một lần. 
Theo Live Science, Caesar đã nghe theo lời khuyên của nhà thiên văn Sosigenes, học được từ Ai Cập rằng các năm Mặt Trời chính xác có 365,25 ngày. Do đó cứ mỗi 4 năm lại có một năm nhuận, thêm một ngày.
Lịch Julian mới này đã được sử dụng trong suốt Đế chế La Mã và các nhà thờ Kitô giáo khác nhau. Tuy nhiên, khi đó, tháng hai là tháng cuối cùng trong năm.
Ban đầu, để có được một sự chuyển đổi thích hợp từ lịch La Mã (có 355 ngày, về cơ bản giống âm lịch) sang lịch Julian, chuyển các tháng và các ngày lễ về các mùa bình thường trước đây, 90 ngày đã được thêm vào năm 46 trước Công Nguyên. Caesar đã chia 90 ngày đó làm 3 tháng tạm thời. Một tháng được đưa vào giữa tháng 2 và tháng 3, hai tháng còn lại (Nhuận trước và nhuận sau) được thêm vào sau tháng 11. Kết quả là năm đó có 15 tháng – 445 ngày và được gọi là "Năm lộn xộn" (Annus Confusionus).
Caesar thậm chí còn lấy tên mình (Julius) đặt lại cho tháng thứ 5, July (trước đó tháng này tên là Quintilis).
Lịch Julian đã được rất nhiều nước sử dụng sau đó. Tuy nhiên, nó có một sự sai lệch 0,0078 ngày (khoảng 11 phút 14 giây) dài hơn so với thời gian một năm Mặt Trời. Để điều chỉnh, cứ mỗi 128 năm, dương lịch phải lùi lại 1 ngày. Điều này đã làm cho phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh không chính xác.
Kết quả là, vào năm 1582, do quá nhiều sự bù trừ tạo ra nhiều năm nhuận, lịch Julian đã lệch so với năm Mặt Trời 10 ngày. Đây là thời điểm đức Giáo hoàng Gregory XIII, với sự tư vấn của nhà toán học và thiên văn học Christopher Clavius, đã tạo ra lịch Gregorian dùng tới ngày nay.
Đầu tiên, để bắt kịp đúng thời gian một năm Mặt Trời, 10 ngày kể từ sau ngày thứ Năm, 4/10/1582 đã được loại bỏ. Ngày tiếp sau hôm đó được tính là thứ Sáu, 15/10/1582. Sắc lệnh này đã làm cho nhiều người cảm thấy họ bị mất 10 ngày trong cuộc đời. Đã những cuộc bạo động trên khắp các đường phố khắp châu Âu, các công nhân đòi lương của mình trong 10 ngày không làm việc đó. Rất may là sau đó mọi việc đều lắng xuống.
Tiếp theo, để bám theo chặt chẽ hơn thời gian một năm Mặt Trời, các "năm thế kỷ" (năm chuyển giữa hai thế kỷ) đã được tính không phải năm nhuận, dù chúng là các năm nhuận nếu theo lịch Julian cũ. Chỉ có ngoại lệ đó là các năm thế kỷ chia hết cho 400, như năm 2000. Các năm 1700, 1800, 1900 đều không được tính là năm nhuận.
Tuy nhiên, một số nơi không theo lịch Gregorian cho tới mãi về sau. Các thuộc địa của Mỹ cho tới năm 1752 mới bắt đầu tính thời gian theo lịch này. Hiện nay, ngày sinh của Washington được tính là ngày 22/2. Nhưng tổng thống Mỹ đầu tiên sinh năm 1732. Do đó, ngày sinh của ông theo lịch cũ là 11/2/1732.
Nga tới năm 1918 mới chấp thuận lịch mới, Hy Lạp thậm chí tới tận 1923.
Lịch Gregorian ưu việt hơn lịch Julian rất nhiều. Trong một năm chỉ nhanh hơn chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời 26 giây, tức là phải tới năm 5300 mới cần loại bỏ một ngày thừa ra.
Nguyễn Thành Minh

Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình

29/2 là một ngày đặc biệt không chỉ bởi 4 năm mới có một lần mà còn vì đó là ngày phái nữ tỏ tình, cầu hôn người yêu, theo quan niệm của Mỹ và một số nước phương Tây.
 Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình - 1
29/2 là cơ hội cho phái đẹp chủ động cầu hôn phái mạnh

Trong lịch sử, nhiều nhân vật nổi tiếng đã nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Bên cạnh đó, cũng có nhiều sự kiện thú vị đã diễn ra như: việc hơn 7.000 phụ nữ Anh rủ nhau chủ động cầu hôn bạn trai trong ngày 29/2 cách đây 12 năm, trong đó một nữ MC đã cầu hôn thành công trên sóng truyền hình.
Vậy, liệu các bạn trẻ Việt, những người luôn bắt kịp xu hướng thời đại, đã biết gì về ngày đặc biệt này?
Không biết ý nghĩa của ngày 29/2….
Khá nhiều bạn trẻ Việt không biết rằng, ngày 29/2 còn được gọi là ngày phụ nữ tỏ tình cho đến khi Facebook nhộn nhịp chia sẻ câu chuyện nói về lịch sử ra đời của ngày 4 năm mới có một lần này.
Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1997, hiện đang học tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An) chia sẻ:“Sáng nay, lướt Facebook, mình thấy khắp nơi nhộn nhịp nói về ngày phụ nữ tỏ tình, lúc ấy mới biết đó là ngày con gái bọn mình có cơ hội chủ động trong chuyện tình cảm (Cười). Nếu đang thích ai đó, nhất định mình sẽ nhân cơ hội này bày tỏ, biết đâu khi con gái đủ can đảm nói “tớ thích cậu” hay “em thích anh”, mối tình ấy sẽ trở nên thú vị hơn”.
 Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình - 2
Nữ sinh Nghệ An chia sẻ, nhất định sẽ chủ động tỏ tình với chàng trai mình yêu thương vào ngày 29/2

Dù đã có nhiều năm sinh sống và học tập tại nước ngoài (Úc) nhưng nữ du học sinh 9x Trần Thị Quỳnh Trang cũng không hề biết ý nghĩa của ngày 29/2 đặc biệt này. Cũng như Nguyễn Thị Hoài, đến khi Facebook tấp nập chia sẻ về ngày “Phụ nữ tỏ tình”, Quỳnh Trang mới hay, đây là ngày chủ động của phái nữ.
“Trước đây, mình chỉ biết 14/2 là ngày phái đẹp chủ động tỏ tình và tặng quà cho phái mạnh, không ngờ còn có thêm một ngày nữa. Mình nghĩ, những ngày đặc biệt thế này sẽ tạo động lực cho những cô gái đang yêu hoặc đang “thầm thương trộm nhớ” có can đảm bày tỏ với nửa kia. Riêng mình, nếu thực sự thích ai đó, chắc chắn sẽ thổ lộ ngay tức khắc chứ không chờ đến những dịp này (Cười)”.
 Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình - 3
Nữ du học sinh Úc cũng khá lạ lẫm với ngày "Phụ nữ tỏ tình"

Chia sẻ về ngày 29/2, những bạn nam - người vốn luôn chủ động trong chuyện tình cảm lại có suy nghĩ rất khác. Khi biết về ngày mình được tỏ tình này, hầu hết đều tỏ ra rất thích thú, tuy nhiên, phần nhiều trong số đó lại chia sẻ, không muốn được bạn gái chủ động tỏ tình hoặc cầu hôn bởi… đó là việc của phái mạnh.
Bùi Hải Bình (sinh năm 1991, nổi tiếng với những tác phẩm phác họa chân dung lịch sử) cho hay: “Mình thuộc tuýp người ưa “cầm trịch” nên luôn muốn được tỏ tình, cầu hôn bạn gái thay vì ngược lại. Thế nên, ngày 29/2 này với mình cũng bình thường như 364 ngày còn lại trong năm, nếu ai tỏ tình, chắc mình cũng phải từ chối thôi vì mình không chủ động trước tức là không có tình cảm”.
Cùng có suy nghĩ tỏ tình, cầu hôn là việc của đàn ông nhưng Nguyễn Trọng Nguyên (sinh năm 1995, sinh viên trường Học viện Báo chí – Tuyên truyền) lại có cách ứng xử khác nếu như nhận được lời tỏ tình của cô gái mình thích.
“Sáng nay, khi lướt Facebook mình cũng thử tưởng tượng ra cảnh người mình thích tỏ tình với mình. Chắc lúc đó, mình sẽ giả vờ kiêu kiêu rồi hỏi ngược lại cô ấy rằng thích mình ở điểm gì, thích bao lâu rồi…rồi chốt lại bằng câu: “Cậu làm người yêu tớ nhé”. Như vậy, vừa không khiến cô ấy giận lại vừa được chủ động tỏ tình”, Nguyên hài hước chia sẻ.
 Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình - 4
Nguyễn Trọng Nguyên, chàng trai cho rằng cầu hôn là việc của phái mạnh

Dương Anh Vũ (sinh năm 1997, sinh viên trường ĐH Văn Lang) là chàng trai hiếm hoi từng biết về ngày “Phụ nữ tỏ tình” cách đây nhiều năm. Tuy vậy, cậu cũng chưa có “may mắn” được nghe lời tỏ tình của bất cứ cô gái nào trong ngày này.
“Ngày xưa, có một cô bạn bất ngờ hỏi mình về ý nghĩa của ngày này nên đã lên google tìm hiểu, thế là biết. Nếu được cô gái nào tỏ tình trong ngày này chắc mình sẽ đồng ý ngay và luôn vì trước đây, mình từng tỏ tình thất bại một lần nên thấy công cuộc này gian nan lắm. Đùa vậy thôi, chứ thật ra, mình vẫn muốn được là người tỏ tình hơn vì mình là con trai mà (Cười)”, Anh Vũ chia sẻ.
29/2 là ngày thêm cho yêu thương
Đó là chia sẻ của anh Chánh Văn- Hoàng Anh Tú, người từng có nhiều năm tiếp xúc và lắng nghe tâm tư của những bạn trẻ ở tuổi mới lớn. Anh cho hay, bản thân cũng khá ấn tượng và thích thú với ngày 4 năm mới có một lần này bởi anh có thêm một ngày để yêu thương và đặc biệt hơn lại là ngày được “tận hưởng” sự chủ động của phái nữ.
“Theo Mỹ và một số nước phương Tây, ngày 29/2 còn được gọi là “Ngày phụ nữ tỏ tình”. Sáng nay, mở Facebook,  tôi thấy khá nhiều bạn trẻ Việt biết về ngày này. Tôi nghĩ nó đang bắt đầu nhen nhóm và thành hình ở Việt Nam”, anh Tú chia sẻ.
 Gái Việt: Nếu biết ý nghĩa ngày 29/2 thì sẽ tỏ tình - 5
Gia đình hạnh phúc của anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú
Là người nhiều năm lắng nghe tâm tư, tình cảm của các bạn trẻ và đưa ra lời khuyên hữu ích, anh Hoàng Anh Tú từng được chứng kiến rất nhiều kế hoạch thú vị của họ trong ngày đặc biệt này. Anh cho hay, trong những năm làm Chánh Văn của mình, anh đã may mắn được 4 lần trải qua ngày 29/2 và lần nào cũng vô cùng phấn khích trước đủ mọi kế hoạch làm những điều ý nghĩa của lứa tuổi học trò.
Tôi nhớ nhất kế hoạch của một bạn nhỏ ở Quảng Ninh, cứ 29/2 là lại cùng bố mẹ chụp một bức hình đặc biệt. Tôi nghĩ, không riêng gì tỏ tình hay cầu hôn, bất cứ việc nào bạn thật tâm muốn làm trong ngày này cũng đều là những việc làm ý nghĩa và đáng nhớ”.
Nói về việc chủ động tỏ tình của các bạn gái nhân cơ hội hiếm có này, anh Hoàng Anh Tú đưa ra lời khuyên: “Các cô gái hãy luôn nhớ giá trị của bản thân và dành tình cảm cho người xứng đáng đón nhận nó. Nếu có một anh chàng nào, bạn thấy xứng đáng để đi cùng bạn xa nhất có thể, hãy mạnh dạn ngỏ lời. Nhưng nếu bị từ chối thì hãy vui lên vì anh ta hoàn toàn xứng đáng ngay cả khi anh ta từ chối bạn. Đôi khi muốn sang bên kia rào ta vẫn cần phải ném chiếc mũ yêu quý của mình sang trước mà, phải không?”.
Cứ 4 năm mới có một ngày 29/2 và ở châu Âu, nó được coi là “Ngày phụ nữ tỏ tình” - tức là phái đẹp chủ động cầu hôn với giới mày râu. Ngay từ năm 1288, người Scotland đã thông qua đạo luật lấy ngày 29/2 là “Ngày Quyền lợi Phụ nữ”. Hồi đó, Nữ hoàng Margarit đã tuyên bố: Trong ngày này, phụ nữ có thể cầu hôn với đàn ông và tiến hành trừng phạt những gã đàn ông thích "thả dê" nhưng lại chối bỏ trách nhiệm.

Từ thế kỷ XVII, phong tục này đã lan ra khắp châu Âu. Ngày 29/2/2004 đã có hơn 7.000 phụ nữ Anh chủ động cầu hôn, trong đó có cô MC một đài truyền hình đã cầu hôn bạn trai ngay trên sóng truyền hình và thành công.

Hiện nay, những vị mày râu nào từ chối lời cầu hôn của bạn gái trong ngày 29/2 sẽ phải nộp 1 bảng tiền “thế chấp” hoặc phải tặng một tấm áo lụa cho người con gái bị tổn thương.  Nhưng tình huống này rất hiếm khi xảy ra. Theo thống kê, trong ngày 29/2 năm trước, có tới 92% đàn ông được ngỏ lời đã vui mừng chấp nhận tình cảm của bạn gái, 4% lúc đầu không đồng ý vì bất ngờ, nhưng sau khi suy nghĩ đã vui vẻ chấp thuận. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét