Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ

Avenged Sevenfold đã chia sẻ clip Trọng Nhân trên trang cá nhân với sự phấn khích khi cậu bé chơi 1 bài nhạc của nhóm ở "Vietnam's Got Talent 2016".


"Vietnam's Got Talent 2016" đã kết thúc trọn vẹn với chiến thắng thuyết phục đến từ "tay trống đầu nấm" 9 tuổi - Trọng Nhân. Cậu bé đến từ Đà Lạt chính là người sở hữu nút vàng của giám khảo Huy Tuấn ngay từ vòng đầu tiên và đã chứng minh được tài năng xuyên suốt các vòng thi.
Mới đây, nhóm nhạc Rock nổi tiếng thế giới Avenged Sevenfold đã chia sẻ clip Trọng Nhân dự thi vòng Audition với 1 bài hát của nhóm cùng sự phấn khích, tự hào. Nhóm cũng không quên khẳng định sẽ tới Việt Nam vào 2017 hoặc 2018. Tài năng của cậu bé 9 tuổi của Việt Nam đã khiến các nghệ sĩ quốc tế phải chú ý. Giống như giám khảo Trấn Thành đã khẳng định, với khả năng của mình, Trọng Nhân hoàn toàn có thể tham gia "Got Talent" trên phạm vi thế giới.
Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ - Ảnh 1.
Trọng Nhân khiến Avenged Sevenfold trầm trồ
Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ - Ảnh 2.
Avenged Sevenfold (A7X) là một nhóm nhạc Rock đến từ Mỹ, thành lập từ 1999 và đến nay đã có được 6 album thành công vang dội, bán được 8 triệu album trên toàn thế giới. Sau nhiều lần thay đổi thành viên, Avenged Sevenfold hiện có đội hình 5 người, chuyên trị Heavy Metal, Hard Rock.
Nguyễn Trọng Nhân, 9 tuổi đang là học sinh lớp 3 trường Tiểu học Mê Linh, TP. Đà Lạt. Trọng Nhân sinh ra trong gia đình yêu nghệ thuật, bố của Trọng Nhân là anh Nguyễn Trọng Nghĩa vốn yêu ca hát. Từ nhỏ Trọng Nhân và anh trai đã theo học nhạc cụ, anh trai Trọng Nhân học đàn piano từ nhỏ và là sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia. Trọng Nhân bộc lộ năng khiếu từ năm 4 tuổi, tuy nhút nhát nhưng mỗi khi chơi trống lại hoàn toàn lột xác. Cậu bé lần đầu tiên xuất hiện khi mới 7 tuổi trong chương trình "Người bí ẩn".
Trong đêm Chung kết, Trọng Nhân vượt qua 3 đối thủ còn lại, sở hữu tỉ lệ bình chọn gần một nửa - 45,26%, thuyết phục người xem để lên ngôi Quán quân "Vietnam's Got Talent 2016".
Phần thi Audition
Phần thi Bán kết
Phần thi Chung kết
Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ - Ảnh 6.
Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ - Ảnh 7.
Quán quân 9 tuổi Trọng Nhân khiến nhóm Rock nổi tiếng thế giới trầm trồ - Ảnh 8.

Bố Trọng Nhân không nhận con là “thần đồng”

“Gọi Trọng Nhân thần đồng là thái quá!” - ông Trọng Nghĩa, cha của “cậu bé đánh trống tài năng” Trọng Nhân, 9 tuổi, quán quân chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s got talent 2016” nhận định như thế, sau khi cậu bé vượt lên trên nhiều tài năng khác trong đêm gala xếp hạng giành chiến thắng chung cuộc vào tối qua, 13-5.

Ông Nghĩa nói con mình có năng khiếu với trống nhưng cũng phải trải qua quá trình luyện tập hằng ngày, được các thầy chỉ dạy mới có được thành công hôm nay. Theo ông, năng khiếu của Trọng Nhân phát lộ từ năm 4 tuổi, khi đó gia đình ở Đơn Dương (Lâm Đồng), cách TP Đà Lạt 30 km, có mở quán hát với nhau. Một hôm, Trọng Nhân đứng cạnh người đánh trống của quán, nhìn một cách thích thú, anh nhạc công này quyết định chỉ cho bé đánh. Anh mở bài “Jingle bells” và hướng dẫn rồi để Nhân đánh thử, không ngờ Nhân đánh rất đúng nhịp. Một bài thiếu nhi Nhân chỉ tập vài lần là đánh được.
Bé Trọng Nhân chụp ảnh cùng cha sau khi nhận giải Ảnh: ÂN NGUYỄN
Bé Trọng Nhân chụp ảnh cùng cha sau khi nhận giải Ảnh: ÂN NGUYỄN
Thích âm nhạc từ nhỏ nhưng ở quê không có điều kiện học, dù vậy, ông Trọng Nghĩa vẫn nuôi giữ đam mê. Ông nghe nhạc rất nhiều nên cũng biết khi nào đánh trống đúng nhịp, trật nhịp để sửa cho con. Khi thấy con có khiếu, ông lên YouTube xem các clip dạy đánh trống rồi tự học, sau đó hướng dẫn cho con các bài mới. Những lúc hăng say, cậu bé tập suốt 2 giờ mà không mệt. Ông Nghĩa nhờ bạn bè tìm một tay trống giỏi để cho con theo học. Và Trọng Nhân học với nhạc công Lê Đình Chương tại Đà Lạt. Mỗi cuối tuần, Trọng Tín - anh trai Trọng Nhân - lại bắt xe buýt đưa em đến nhà thầy để học nhưng việc này chỉ kéo dài được 8 tháng.
Trọng Nhân biểu diễn tại gala chung kết “Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent 2016”. Ảnh: Ân Nguyễn
Trọng Nhân biểu diễn tại gala chung kết “Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent 2016”. Ảnh: Ân Nguyễn
Năm 2014, Trọng Nhân ra Hà Nội tham gia tranh tài chương trình “Young hit young beat - Nhí tài năng” và đăng quang quán quân lúc mới 7 tuổi. Ngoài các giải thưởng, Nhân còn được tặng một bộ trống (đến nay, Trọng Nhân vẫn sử dụng bộ trống này để tập luyện tại nhà). Năm lên lớp 3, lịch học văn hóa trên lớp rồi học thêm dày hơn nên việc luyện tập của em ít dần. Hiện gia đình Trọng Nhân đã chuyển đến Đà Lạt sinh sống bằng kinh doanh quán ăn, còn Trọng Tín vừa làm vừa học sư phạm nhạc ở TP HCM.
Do cơ duyên và mối quan hệ bạn bè của cha, Trọng Nhân từng được anh Đôn, chủ Doremi shop tại TP HCM, quan tâm hỗ trợ chỗ ăn ở và học trống với một người thầy cũng tên Chương vào dịp hè, trước khi đến với “Tìm kiếm tài năng Việt 2016”. Việc luyện tập hằng ngày dù thời gian không nhiều cùng với được các thầy chỉ dẫn, Trọng Nhân tiếp tục phát huy năng khiếu của mình.
Vì Trọng Nhân còn nhỏ, vô tư, việc học văn hóa vẫn quan trọng nhất nên dù có nhiều lời mời biểu diễn sau khi em đăng quang nhưng gia đình chưa nhận lời. Gia đình cho biết sẽ chọn lựa cho Nhân tham gia biểu diễn vài buổi giao lưu để rèn nghề, tiếp tục phát triển năng khiếu về trống...
“Tôi cũng có lo ngại nếu không tiếp tục học tập trống chuyên nghiệp, tập trung hết vào học văn hóa thì Nhân sẽ dần mất đi đam mê. Năng khiếu vẫn còn nhưng đam mê có thể giảm dần rồi mất đi mà lĩnh vực văn nghệ luôn luôn cần đam mê” - ông Nghĩa băn khoăn.

Trọng Nhân và cảm hứng ‘Tay trống cự phách’

Đứng trước phần thi của cậu bé 9 tuổi Trọng Nhân trong đêm chung kết cuộc thi Vietnam’s Got Talent, nhiều khán giả đã xúc động bật khóc.
Họ đã khóc trước tài năng và đam mê của một cậu bé 9 tuổi.
Không phải đến đêm chung kết, các thành viên ban giám khảo mới xúc động, mới bối rối đến mức không thốt nên lời trước phần biểu diễn máu lửa của Trọng Nhân. Và cũng không phải tới lúc đó, khán giả mới phát cuồng, mới bật khóc vì cậu. Ngay từ vòng sơ loại Vietnam’s Got Talent, với dáng người nhỏ bé lọt thỏm giữa dàn trống, Trọng Nhân đã khiến đám đông nức lòng trước tiếng trống đầy đam mê, mãnh liệt.
Ở vòng sơ loại, khi đó Trọng Nhân giới thiệu mình mới 8 tuổi và đã có 4 năm học trống. Từ 4 tuổi, với niềm đam mê, hấp dẫn kỳ lạ từ bộ môn trống, Trọng Nhân đã học rất nhanh, và chơi chuẩn xác các nốt nhạc, khi mà - mọi định nghĩa về thế giới xung quanh cậu còn là tờ giấy trắng. Rất hiếm ở lứa tuổi ấy, người ta thấy một niềm đam mê bùng lên mãnh liệt như khi Trọng Nhân đối diện với dàn trống.
Trọng Nhân giữa dàn trống là cậu bé 9 tuổi giữa thế giới riêng của mình. Màn trình diễn của cậu chính là màn trình diễn của sự đam mê, sự cuốn hút và sức mạnh diệu kỳ của âm nhạc.
Trong Nhan va cam hung ‘Tay trong cu phach’ hinh anh 1
Trọng Nhân trong đêm chung kết Vietnam's Got Talent 2016. Ảnh: Nguyễn Thành
Để chơi trống được như thế, cậu bé 4 tuổi khi xưa đã phải dành bao nhiêu thời gian tập luyện? Cậu bé 4 tuổi ấy đã phải khổ luyện như thế nào? Câu trả lời chỉ có thể đến từ sự đam mê. Nhưng nhìn những giọt máu đỏ thấm ra từ mũi cậu bé 9 tuổi sau khi trình diễn xong phần thi xuất sắc của mình tại đêm chung kết Vietnam’s Got Talent, người viết đã lặng đi.
Năm 2014, bộ phim Tay trống cự phách (Whiplash) được sản xuất với kinh phí độc lập chỉ vỏn vẹn 3 triệu USD. Năm 2015, bộ phim gây kinh ngạc tại lễ trao giải Oscar bởi câu chuyện thấm đẫm tính triết lý về máu và sự vĩ đại của người nghệ sĩ.
Câu chuyện phim xoay quanh một tay chơi trống (tất nhiên, cậu ấy lớn hơn nhiều lứa tuổi lên 9) - Andrew Neiman. Andrew (Miles Teller) là sinh viên năm nhất chuyên ngành jazz tại Viện Âm nhạc Shaffer có tiếng tại New York. Anh đã chơi trống từ bé và khao khát trở thành một trong những tay trống huyền thoại. Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện về sự khổ luyện, về máu, về tài năng, về những nỗ lực phi thường của Andrew Neiman trước sự hà khắc tới mức máu lạnh của ông thầy Terence Fletcher (J.K Simmons).
Trong Nhan va cam hung ‘Tay trong cu phach’ hinh anh 2
Cảnh trong phim Tay trống cự phách. Ảnh: HR
Với kinh phí sản xuất rất thấp, khi ra rạp, Tay trống cự phách đã đoạt doanh thu 33 triệu USD (so với 3 triệu USD sản xuất). Tại lễ trao giải Oscar 2015, phim được đề cử ở 5 hạng mục quan trọng là: Kịch bản chuyển thể xuất sắc, Phim xuất sắc, Nam diễn viên phụ xuất sắc, Dựng phim xuất sắc và Hòa âm xuất sắc. Phim đã đoạt 3 trên 5 giải được đề cử và gây xúc động mạnh tại Oscar 2015.
Sự xúc động được mang lại từ câu chuyện phim, từ những cảnh quay chân thực, từ dáng người của Andrew Neiman say mê bên dàn trống của anh, từ giọt mồ hôi, từ những vệt máu loang trên mặt trống, từ những cú đập trống đầy sức mạnh, đầy nhiệt huyết, đầy nỗ lực.
Người nghệ sĩ vĩ đại nhất là khi họ trình diễn cho khán giả thấy sức mạnh của đam mê có thể đạp bằng mọi khó khăn, thử thách. Là khi, họ đưa cả thế giới của mình lên sân khấu để giới thiệu với khán giả, đây là tình yêu của tôi – và đây là âm nhạc.
Và khi xem Trọng Nhân 9 tuổi biểu diễn giữa dàn trống của mình, người ta đã có thể thấy được sự xúc động ấy, sự xúc động trước sức mạnh của đam mê, sức mạnh của tình yêu – âm nhạc.

Thất vọng, bực tức khi đến Lễ hội hoa tử đằng

Chờ đợi, háo hức... để rồi thêm một lần nữa người yêu hoa tại Hà Nội thất vọng, bực tức khi rời khỏi lễ hội hoa tử đằng diễn ra tại Trung tâm thương mại Savico Megamall (Long Biên, Hà Nội).
Sáng nay (14/5), hàng trăm người đã háo hức đến Trung tâm Thương mại Savico Megamall (Long Biên, Hà Nội) với mong muốn được trải nghiệm con đường hoa tử đằng dài 20m như thông tin quảng cáo trước đó.
Tuy nhiên, khi đến nơi, hầu hết mọi người đều ngao ngán khi chứng kiến "con đường hoa tử đằng" mà họ mong đợi thực chất chỉ là một nhà bạt lưới được treo vài cành hoa… giả.
Những cành hoa tử đằng giả khiến quá nhiều người thất vọng.
Cả con đường 20m như quảng cáo thực chất chỉ được treo vài cành hoa.
Hàng trăm người chen chân đứng dưới "con đường hoa tử đằng" trong sáng nay.
Hầu hết mọi người đến tham dự đều tỏ ra ngao ngán trước cách tổ chức sơ sài, lôi thôi của ban tổ chức chương trình.
Không chỉ thất vọng bởi con đường hoa tử đằng quá tệ hại, nhiều người còn tỏ ra bức xúc khi bị quây xung quanh là những gian hàng lôi thôi, luộm thuộm.
Một tấm bảng giá bán hàng không khác gì tại một chợ đồ cũ.
Con đường hoa tử đằng không chỉ treo những cành hoa giả mà còn treo cả… quần áo.
Đây không phải lần đầu tiên người dân phản ánh về cách thức tổ chức thiếu chuyên nghiệp tại các lễ hội tổ chức tại Trung tâm Thương mại Savico Megamall. Trước đó ít lâu, lễ hội hoa anh đào cũng được quảng cáo rầm rộ với con đường hoa nhưng đến nơi lại chỉ là một tấm pano cỡ lớn in hình đường hoa anh đào đặt ở giữa sân.

Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo

Tung hình ảnh hoa tử đằng thật lên mạng để quảng cáo cho lễ hội nhưng thực tế BTC chỉ treo toàn hoa giả khiến nhiều người không khỏi thất vọng ra về trong sự hụt hẫng.

Trong 2 ngày 14 và 15/5/2016, Trung tâm thương mại Savico Megamall (Long Biên, Hà Nội) tổ chức Lễ hội hoa Fuji Matsuri (hay còn gọi là Lễ hội hoa tử đằng). Sự kiện diễn ra đúng vào dịp cuối tuần nên ngay trong ngày đầu tiên mở cửa đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, chụp ảnh.
Clip cho thấy những hình ảnh quảng cáo về lễ hội hoa tử đằng chỉ mang tính chất minh họa, thực tế lại khác xa.
Theo lời quảng cáo của BTC, lễ hội sẽ có một đường hầm hoa dài 20m, trưng bày loại hoa tử đằng đặc trưng của xứ Phù Tang, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 2.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 3.
Các hình ảnh về lễ hội hoa tử đằng được giới thiệu trên website chính thức của Savico.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 4.
Ảnh trên là một ảnh minh họa cho lễ hội hoa tử đằng được các bạn trẻ Hà Nội chia sẻ trên facebook trước đó nhưng khi sự kiện diễn ra, tất cả mọi người đã bị... hẫng vì các nhành hoa đều là giả.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 5.
Sự khác nhau giữa đường hầm hoa tử đằng 20 mét như quảng cáo và "đường hầm" thực tế của Savico.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 6.
Hình ảnh hoa tử đằng trong tưởng tượng của chúng ta và thực tế.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 7.
Ảnh minh họa cho bài viết về Lễ hội hoa tử đằng Fuji Matsuri trên website của Savico vốn không có những cái đèn lồng màu trắng kia mà?!
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 8.
Quá đông cho một cuộc tình...
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 9.
Để giữ gìn cảnh quan cho lễ hội hoa tử đằng, BTC đã yêu cầu khách tham quan không được ngắt hoa và kéo tháo đèn lồng.
Bằng những lời có cánh và hình ảnh hoa tử đằng đẹp mắt, rất nhiều người khi đọc bài quảng cáo trên trang web và fanpage của Savico đều nghĩ rằng BTC sẽ trưng bày hoa thật hoặc ít nhất đường hầm hoa sẽ là một công trình nghệ thuật lạ mắt, độc đáo.
Tuy nhiên, hầm hoa tử đằng tại Savico chỉ gồm những cành hoa giả, treo rũ xuống nhìn khá đơn điệu. Phía trên đường hầm được che chắn bằng nilon mỏng, nhìn xa trông không hề đẹp đẽ như trong tưởng tượng của nhiều người.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 10.
Nhìn từ xa, đường hầm hoa như bị lọt thỏm giữa hàng loạt ki-ốt bày bán hàng hóa.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 11.
Những cành hoa khá ngắn và được đan cài thưa thớt.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 12.
Nhiều ý kiến cho rằng, hoa mà BTC trưng bày tại đường hầm có màu sắc, hình dáng không hề giống hoa thật.
Lần đầu tiên đến tham dự một lễ hội hoa tử đằng, nhiều người dân Thủ đô tỏ ra khá háo hức. Tuy nhiên, những gì họ thu lại được chỉ là cảm giác hụt hẫng. Theo quan sát của PV, đầu giờ sáng, khu vực hầm hoa rất đông người kéo đến chỉ được một lát, mọi người lại di chuyển sang khu vực bán đồ lưu niệm, số khác ra về ngay.
Chị Dương (Long Biên, Hà Nội) tâm sự: "Mình cứ nghĩ BTC sẽ trưng bày hoa thật, không ngờ đến đây chỉ toàn hoa giả nên thấy khá thất vọng. Chưa kể hoa giả lại ngắn và đan cài hơi thưa nên nếu chụp bằng điện thoại thông dụng thì rất xấu".
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 13.
Chị Dương, một người tham dự lễ hội hoa tử đằng.
Trong khi đó, chị Thảo (một người tham dự lễ hội khác) cho biết, chị từng dự lễ hội hoa tử đằng trong Sài Gòn, ở đó họ trưng bày toàn hoa thật nên cảm thấy rất hào hứng. "Vì từng tham dự rồi nên mình cứ nghĩ ở Hà Nội cũng sẽ trưng bày hoa thật. Dù mình không kỳ vọng gì nhiều nhưng vẫn thấy hơi bất ngờ vì cách làm của BTC".
Thậm chí chị Thảo còn cho rằng lễ hội hoa tử đằng ở Savico năm nay không thể xem là lễ hội. "Vì nó rất thiếu các hoạt động vui chơi, nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác nữa".
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 14.
Biển người đổ về lễ hội hoa lúc đầu giờ sáng.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 15.
Tuy nhiên, đến trưa, họ dồn hết về khu vực diễn ra hội chợ.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 16.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 17.
Gian hàng nào cũng đông tấp nập.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 18.
Nhiều thương hiệu lớn cũng tranh thủ xả hàng.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 19.
Mức ưu đãi lớn đến 50%...
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 20.
... Nên thu hút rất đông người mua sắm, y như khung cảnh ngày Black Friday.
Thay vì chú trọng vào trang trí đường hầm hoa, có vẻ như BTC lễ hội năm nay lại dành nhiều sự quan tâm hơn cho các gian hàng, kinh doanh đủ mọi thứ từ trang sức, phụ kiện đến quần áo, mỹ phẩm... Ngoài hai dãy ki-ốt nằm sắt bên đường hầm hoa, BTC còn dành nguyên sảnh C1 để mở hội chợ.
Nhân dịp này, nhiều thương hiệu lớn có gian hàng tại Savico cũng treo biển xả hàng, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp không khác gì ngày Black Friday.
Theo nhận xét của nhiều người, lễ hội hoa thực chất chỉ là một chiêu trò câu khách, thu hút người tiêu dùng đến với Savico và các gian hàng tham dự hội chợ. "Mình cảm giác đây chỉ là một chiêu trò thu hút khách hàng, cái hầm hoa này như là đường hầm kinh doanh vậy", chị Thảo nói thêm.
Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Nỗi thất vọng khi thực tế khác xa hình ảnh quảng cáo - Ảnh 21.
Chị Thủy (Long Biên, Hà Nội) cảm thấy khá thất vọng khi cất công cho cả con nhỏ tham dự lễ hội hoa.
Trong khi đó, chị Thủy (Long Biên, Hà Nội) cũng tâm sự: "Mình thấy lễ hội rất chán, hoa xấu hơn nhiều so với hình ảnh trên mạng, người thì đông, chen nhau chụp ảnh rất mệt mỏi. Chưa kể là lễ hội bị biến tướng thành hội chợ, hàng hóa quá nhiều nên mình không thích lắm".