Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng lần thứ 5 - 2016 do UBND thành phố Hải Phòng tổ chức diễn ra tại quảng trường Nhà hát lớn thành phố trong tối 6-5.
Đoàn xe mô hình về Cảng hàng không quốc tế Cát Bi của thành phố Hải Phòng tham gia diễu hành
|
Ông Lê Văn Thành, Bí thư thành ủy - Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội, cho biết thành phố quyết định chọn chủ đề "Hải Phòng - Nối vòng tay bè bạn" để thể hiện cho khát vọng kết nối, rộng mở hơn nữa của người dân thành phố Cảng với bạn bè ở trong và ngoài nước.
"Mỗi mùa lễ hội Hoa Phượng Đỏ lại là một dịp để con người Hải Phòng được quảng bá một cách sâu rộng nhất những hình ảnh du lịch của mình đến với du khách" - ông Thành cho hay.
Thành phố Hải Phòng vinh dự đón nhận hai quyết định quan trọng về việc công nhận lễ hội Nữ tướng Lê Chân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công trình Nhà hát lớn thành phố là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố có những phát huy mạnh mẽ trong việc xây dựng một thành phố Cảng ngày càng năng động, phát triển, trở thành một trung tâm kinh tế chính trị trọng điểm của cả vùng duyên hải Bắc Bộ.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm nay để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách bằng hình ảnh kết nối rộng mở với những đoàn diễu hành đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước cùng các đoàn nghệ thuật nước ngoài như: Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Lào, Hàn Quốc...
Đoàn nữ nghệ sĩ đến từ Trung Quốc tham gia diễu hành trong đêm hội
|
Hình ảnh trẻ trung, năng động của các diễn viên du lịch Hải Phòng
|
Đoàn nghệ thuật đến từ Vương quốc Bỉ tham gia diễu hành trong đêm hội Hoa phượng đỏ 2016 | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2016Tối 6/5, chương trình Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2016 với chủ đề: “Hải Phòng - Nối vòng tay bè bạn”, Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Nữ tướng Lê Chân và Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Nhà hát thành phố, đã diễn ra tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt, thường niên với đông đảo người dân đất Cảng Hải Phòng mỗi dịp tháng 5 về, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, lịch sử của mảnh đất, con người, nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh thành phố Hoa phượng đỏ.
Đến dự và chung vui với người dân thành phố Cảng Hải Phòng trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2016 có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đại diện đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi tới toàn thể đồng bào, chiến sỹ và nhân dân thành phố Hải Phòng lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân ngày lễ hội văn hóa đặc sắc Hoa Phượng đỏ.
Nhắc đến những tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, giàu tiềm năng về phát triển kinh tế và du lịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, là cửa biển phía Đông Bắc của Tổ quốc, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Hải Phòng luôn là địa bàn chiến lược cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh.
Một tiết mục văn nghệ tại lễ hội. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Trải qua 61 năm kể từ ngày giải phóng, đến nay Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, từng bước khẳng định là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của miền Bắc. Thủ tướng cho rằng, những kết quả nêu trên rất có ý nghĩa không những cho Hải Phòng, mà còn cho cả nước, nhất là trong bối cảnh chúng ta bước vào năm 2016 với nhiều khó khăn thách thức.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc công nhận Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thể hiện lòng thành kính của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hải Phòng nói riêng đối với vị Nữ tướng tài ba – vị Anh hùng dân tộc. Thủ tướng đề nghị Thành phố tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa, lịch sử do các thế hệ tiền nhân để lại, nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người Hải Phòng trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ phát huy tinh thần của địa phương từng đi đầu, đột phá táo bạo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, từ phương thức quản lý, đến phong cách, lề lối làm việc, tạo được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, hấp dẫn; xây dựng bộ máy chính quyền văn minh, hiện đại, thực sự là chính quyền kiến tạo, phục vụ người dân, doanh nghiệp. "Hải Phòng phải không ngừng phấn đấu để trở thành một đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế". Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự sáng tạo và quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố, cùng tính cách năng động, mạnh mẽ của con người đất Cảng, Hải Phòng sẽ trở thành một thành phố cảng xanh - văn minh - hiện đại, đạt tầm vóc của một đô thị lớn trong khu vực.
Trong phần hội, khán giả đã được chứng kiến chương trình diễu hành Carnaval đặc sắc với sự kết nối, hòa nhập của các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế thông qua các mô hình. Ngoài các mô hình của thành phố Hải Phòng như hình tượng Nữ tướng Lê Chân, Đức vương Ngô Quyền, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh Bác Hồ, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Khu kinh tế Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện… lễ hội Carnaval còn có sự tham gia của 4 đoàn nghệ thuật quốc tế gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và các đoàn nghệ thuật, các tỉnh, thành phố đang hoặc sắp có đường bay tới Hải Phòng và có quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế- văn hóa- du lịch.
Bên cạnh lễ hội chính còn có khoảng 70 sự kiện khác được tổ chức, trong đó có một số hoạt động tiêu biểu, đặc sắc như: Thả chim Hòa Bình, Trưng bày Hoa Lan, trình diễn âm nhạc đường phố, giải golf hữu nghị Hải Phòng 2016. Nhân dịp này, Hải Phòng công bố 5 tuyến, 16 điểm du lịch để du khách có thể đến trải nghiệm, tham quan thành phố Cảng.
Khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2016
Tối ngày 6/5, tại quảng trường Nhà hát Lớn, TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2016 và đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Nữ tướng Lê Chân, Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Nhà hát thành phố. Sự kiện này là dịp để Hải Phòng quảng bá hình ảnh về thành phố năng động, phát triển, giàu bản sắc đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Tham dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành; lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành trên cả nước…
Lễ hội Hoa Phượng đỏ lần thứ 5 - Hải Phòng 2016 ngập tràn âm thanh và ánh sáng
Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ 5 - Hải Phòng 2016 có chủ đề “Hải Phòng - Nối vòng tay bè bạn”. Mục tiêu chính của lễ hội là quảng bá, giới thiệu thành tựu kinh tế, xã hội của Hải Phòng đến với bạn bè trong và ngoài nước, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thu hút khách du lịch đến với Hải Phòng. Điểm nhấn của Lễ hội Hoa phượng đỏ 2016 chính là các màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, cộng với âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tái hiện những giá trị du lịch, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của Hải Phòng.
Chương trình diễu hành Carnaval là sự kết nối, hòa nhập của các tỉnh, thành phố của nước ngoài và các tỉnh, thành phố trong nước thông qua các mô hình gồm: mô hình thành phố Hải Phòng kết hợp với hình ảnh hoa phượng đỏ là các hình tượng Nữ tướng Lê Chân, Đức vương Ngô Quyền, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh Bác Hồ, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Khu kinh tế Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện… Chương trình có sự tham gia của 4 đoàn nghệ thuật quốc tế gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và các đoàn nghệ thuật, các tỉnh, thành phố đang hoặc sắp có đường bay tới Hải Phòng và có quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - du lịch với Hải Phòng.
Niềm vui của người dân Hải Phòng được nhân lên gấp bội khi trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2016, thành phố Hải Phòng vinh dự đón nhận Quyết định công nhận Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Nhà hát thành phố. Đây là niềm tự hào của người dân Hải Phòng với tín ngưỡng thờ cúng người có công khai hoang, lập đất, tạo nên vùng đất Hải Phòng xưa. 12 phút trong chương trình sử thi nghệ thuật của đêm hội “Hải Phòng - Nối vòng tay bè bạn” là nét chấm phá phác họa về thân thế, cuộc đời Nữ tướng. Với mỗi người dân Hải Phòng, Lễ hội này và những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến Nữ tướng Lê Chân là địa chỉ giáo dục lịch sử các thế hệ sau của con dân đất Cảng về lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân nỗ lực lao động sản xuất, xây dựng mảnh đất “Hải tần phòng thủ” ngày càng văn minh, hiện đại trong thời kỳ mới.
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây dựng vào năm 1904, trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và hoàn thành vào năm 1912. Công trình này được làm theo nguyên mẫu nhà hát Paris, nguyên vật liệu xây dựng mang từ Pháp sang, việc thi công do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại lễ khai mạc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Hải Phòng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, giàu tiềm năng về phát triển kinh tế và du lịch; là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá quốc gia, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian và tài nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái hết sức phong phú, đa dạng.
Trải qua 61 năm kể từ ngày được giải phóng, đến nay, Hải Phòng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, từng bước khẳng định là một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của miền Bắc. Trong những năm vừa qua, thành phố đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng kinh tế đạt 8,67%/năm; tỷ trọng GDP so với cả nước tăng từ 2,7% năm 2010 lên 3,5% năm 2015; GDP bình quân đầu người đạt 2.857 USD, gấp 1,8 lần so với năm 2010 và gấp trên 1,3 lần của cả nước. Thành phố đã có sự phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Các lĩnh vực văn hoá xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được kết quả khá toàn diện; quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
“Với những kết quả đã đạt được, tôi mong rằng các đồng chí sẽ phát huy tinh thần của địa phương từng đi đầu, đột phá táo bạo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, từ phương thức quản lý, đến phong cách, lề lối làm việc, tạo được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, hấp dẫn; xây dựng bộ máy chính quyền văn minh, hiện đại, thực sự là chính quyền kiến tạo, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hải Phòng phải không ngừng phấn đấu để trở thành một đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị Hải Phòng cần tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa, lịch sử do các thế hệ tiền nhân để lại, nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người Hải Phòng trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hải Phòng đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Nữ tướng Lê Chân, Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Nhà hát thành phố.
Kết thúc chương trình là màn pháo hoa nghệ thuật rực rỡ trên bầu trời thành phố cùng tiếng tung hô của hàng nghìn người dân và khách du lịch trong và ngoài nước đến dự lễ hội.
Một số hình ảnh Chương trình diễu hành Carnaval:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét