Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi vì nói không rõ nghĩa
"Ý tôi muốn nói là với những số liệu chúng tôi có được cho thấy phần lớn thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng người dân khó có thể phân biệt đâu là an toàn hay vi phạm", Bộ trưởng Nông nghiệp lý giải về câu nói gây nhiều bức xúc tại nghị trường Quốc hội.
Tại hội trường Quốc hội ngày 1/4, câu nói "đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác tất cả không an toàn" của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát gây nhiều ý kiến trái chiều.
Ngày 3/4, Bộ trưởng Cao Đức Phát giải thích, do thời gian ở Quốc hội hạn chế nên ông đã diễn đạt chưa rõ ràng, khiến độc giả và người dân bức xúc. "Thực ra, ý tôi muốn nói là với số liệu chúng tôi có được cho thấy phần lớn thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng người dân khó có thể phân biệt, không biết được đâu là thực phẩm thực sự an toàn hay vi phạm. Để giúp người dân phân biệt thì đó là trách nhiệm của chúng tôi và các cơ quan quản lý nhà nước", ông Phát nói.
Bộ trưởng Cao Đức Phát. Ảnh: Giang Huy.
|
Bộ trưởng giải thích thêm: "Lẽ ra tôi phải nói là người dân không biết đâu là sản phẩm thực sự an toàn và đâu là sản phẩm vi phạm, nhưng vì thời gian gấp quá, tôi cắt mất mấy chữ đó. Tôi xin lỗi vì chưa diễn đạt hết ý khiến nhiều người hiểu nhầm".
Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết, nhiều năm nay ngành nông nghiệp coi việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số 1, bởi hiểu đó là mong đợi của nhân dân, có liên quan đến sức khỏe, giống nòi. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là mục tiêu tái cơ cấu ngành.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chia sẻ đồng cảm với lo lắng của người dân về thực phẩm mất an toàn. "Tôi cũng đi ăn ở những quán bình dân, vào thăm mẹ nằm ở bệnh viện thì cũng ăn ở căng tin bệnh viện. Và trong gia đình cũng có người bị ung thư nên chia sẻ, cảm nhận sâu sắc nỗi đau của những gia đình có người bị ung thư. Tôi thực sự muốn cố gắng để đóng góp cùng với Bộ, cùng với hệ thống chính trị đáp ứng mong đợi của nhân dân", ông nói.
Thời gian qua Bộ Nông nghiệp đã liên tục mở các chiến dịch ngăn chặn sản xuất thực phẩm không an toàn, tình hình có chuyển biến nhưng còn chậm. Năm nay, lực lượng chức năng tiếp tục có hành động mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực này.
Trước đó chiều 1/4, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trước lo lắng của đại biểu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Bộ đang tập trung kiểm soát việc sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh. "Vừa qua chúng tôi xử lý chất cấm, bước đầu khá thành công và đã giảm mạnh, triệt được nguồn nhập khẩu. Đến nay việc sử dụng chất cấm trong các cơ sở sản xuất thức ăn hầu như rất ít, chỉ còn một số trang trại, hộ chăn nuôi lẻ”, ông Phát nói.
Bộ trưởng thông tin, trong 5 tháng vừa qua Bộ lấy gần 6.000 mẫu phân tích thì số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%. "Như vậy đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn", ông Phát nói.
Liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp Chính phủ cuối tháng 3, Bộ trưởng Phát phân trần đã phối hợp với Bộ Y tế trong việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm, chứ các bộ không đổ lỗi cho nhau. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nói đã phối hợp tốt với ngành nông nghiệp trong kiểm soát chất cấm và “ung thư không chỉ vì vệ sinh thực phẩm không đảm bảo mà rất nhiều yếu tố như di truyền…”.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng phản bác: “Thưa anh Phát và chị Tiến, anh chị nói rằng các bộ phối hợp với nhau rất tốt, nhưng dân bây giờ vẫn ăn bẩn thì tốt cái gì? Nói thế không được. Nói thế thì tức là bảo dân cứ tạm thời ăn bẩn đi, chúng tôi còn phải có lộ trình à? Cần có biện pháp rất nhanh”.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết: “Việc triển khai Chính phủ điện tử ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gặp khó khăn. Chúng tôi muốn làm khoảng 10 dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4, nhưng vốn hiện nay cấp chỉ đủ làm độ 6 dịch vụ”.
- Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: "Phải để người dùng trả sau lợi hơn trả trước"
- Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tham gia làm game di động ở tuổi 83
- Bộ trưởng Đinh La Thăng ủng hộ các ứng dụng taxi thông minh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát.
Phát biểu tại buổi họp Chính phủ mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết: “Việc triển khai Chính phủ điện tử ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gặp khó khăn. Chúng tôi muốn làm khoảng 10 dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4, nhưng vốn hiện nay cấp chỉ đủ làm độ 6 dịch vụ”.
Trả lời vấn đề này của ông Cao Đức Phát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Kinh phí cho dịch vụ công thì phải lấy kinh phí chi tiêu thường xuyên của Bộ. Tôi làm việc với nhiều Bộ và thấy rằng anh em hay sa đà vào vấn đề kỹ thuật. Chính phủ đã có nghị quyết cho thuê dịch vụ CNTT. Khi thuê dịch vụ thì vấn đề về kỹ thuật sẽ do các đối tác chịu trách nhiệm, còn các Bộ chỉ lo cung cấp dịch vụ cho người dân”.
Trong nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2015, Chính phủ đã chỉ đạo phải nâng cao chất lượng dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Theo Nghị quyết, một trong những kết quả của công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2015 là đã quan tâm chỉ đạo cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao năng lực hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tạo bước chuyển biến mới, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân.
Về nhiệm vụ năm 2016, Chính phủ xác định sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục cải tiến phương thức, lề lối làm việc, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ; đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử để các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện.
Các chỉ tiêu chủ yếu được đặt ra tại Nghị quyết 36a là trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).
Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
Theo ICTNews
Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi nhân dân
Trao đổi với một số cơ quan báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi lời xin lỗi tới nhân dân vì đã lỡ lời khi diễn đạt không chuẩn xác về an toàn thực phẩm trên diễn đàn Quốc hội
“Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”. Đây là câu trong cuối bài phát biểu dài của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội (QH) về kinh tế - xã hội chiều 1-4.
Thấu hiểu nỗi lo của người dân
Mở đầu buổi trao đổi với báo chí chiều qua, 3-4, Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất ăn năn bởi tại diễn đàn QH, do thời gian hạn chế, tôi đã không diễn đạt rõ ràng để người dân hiểu rõ ý nghĩ của mình và khiến nhân dân bức xúc... Trong cuộc đời công tác của mình, tôi luôn luôn tôn trọng ý kiến của nhân dân, hiểu rõ trách nhiệm và phải có trách nhiệm trước lời nói của mình để đáp ứng mong đợi của nhân dân”.
Theo lý giải của “tư lệnh” ngành NN-PTNT, ý ông muốn nói là “chúng ta có những thực phẩm vi phạm, mất an toàn nhưng cũng có nhiều loại thực phẩm thực sự an toàn. Nhưng nhân dân không có thông tin cũng như đôi khi không có khả năng để phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn, đâu là thực phẩm không an toàn để yên tâm tiêu dùng”.
“Do thời gian gấp quá nên tôi cắt bớt mấy chữ đó, chứ không phải có ý nói là “người dân không biết” về thực trạng nó như thế nào. Người dân biết và rất là lo ngại” - Bộ trưởng Cao Đức Phát giải thích.
Theo ông Phát, để nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất - kinh doanh những loại thực phẩm mất an toàn, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các địa phương cố gắng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận, có thương hiệu, có thể truy xuất nguồn gốc để có thể nhận biết và thông tin để người dân yên tâm sử dụng.
“Chỉ trong 5 tháng qua, chúng tôi đã phối hợp với 35 địa phương xây dựng được 280 chuỗi và bán tại hơn 500 cửa hàng; trong đó, 496 cửa hàng đã có xác nhận an toàn. Năm 2016 và tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng mô hình này” - ông Phát cho hay.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định ngành nông nghiệp nhiều năm nay luôn coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm số 1 và luôn nỗ lực để cải thiện tình hình. “Chúng tôi đã công bố rất rõ như vậy với toàn ngành. Bởi lẽ, chúng tôi thấu hiểu đây là nỗi lo cũng như là mong đợi của nhân dân vì vấn đề này có liên quan đến sức khỏe, đến giống nòi” - ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu vào chiều 1-4 tại Quốc hội về vấn đề an toàn thực phẩmẢnh: Văn Bình
Nỗ lực đến phút cuối
Đánh giá về thực phẩm hiện nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng tình trạng mất an toàn rất nghiêm trọng.
“Đúng như chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phản ánh ý kiến của cử tri với QH và coi đây là vấn nạn. Chúng tôi cũng rất thấu hiểu trách nhiệm của mình về việc này. Cá nhân tôi thực sự muốn cố gắng để đóng góp cùng với bộ, với hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tôi cam kết còn làm việc một ngày, tôi còn nỗ lực để thực hiện mong đợi này của nhân dân” - ông quả quyết.
Dù chưa thể khẳng định đến thời điểm nào thì người dân được sử dụng thực phẩm hoàn toàn an toàn nhưng ông Cao Đức Phát cho biết: “Đây là mong đợi của tôi cũng như của người dân và chúng ta mong muốn càng sớm càng tốt”.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, để đạt được điều đó thì cần phải thay đổi được hệ thống sản xuất trên cả nước. Dù khó khăn nhưng ngành nông nghiệp sẽ chọn một số nhiệm vụ trọng tâm và sẽ cam kết để thực hiện bằng được.
“Ví dụ việc quản lý chất cấm trong chăn nuôi, chúng tôi cam kết trong 5 tháng sẽ kiểm soát được. Thực tế, hiện nay đã kiểm soát được, chỉ trong 3-5 tháng nữa sẽ kiểm soát ở cả khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ” - ông Phát tin tưởng.
Cuối buổi trao đổi, Bộ trưởng Cao Đức Phát thẳng thắn: “Tôi mong muốn gửi lời xin lỗi đến nhân dân và bạn đọc vì đã diễn đạt không chuẩn xác, để nhân dân bức xúc. Tôi thực sự mong muốn nỗ lực cùng đồng nghiệp để thực hiện mong ước của nhân dân là được sử dụng thực phẩm an toàn. Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực để thực hiện yêu cầu đó”.
Thấm thía nỗi đau do ung thư…
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết ông và gia đình cũng tiêu dùng các thực phẩm như mọi gia đình khác tại Hà Nội. Theo “tư lệnh” ngành NN-PTNT, ông cũng đi ăn ở những quán bình dân. Khi vào thăm người thân nằm trong bệnh viện, ông cũng ăn ở căng-tin tại đây...
“Gia đình tôi cũng có người bị bệnh ung thư nên cá nhân tôi rất thấm thía, rất chia sẻ, cảm nhận rất sâu sắc sự băn khoăn, lo lắng của người dân cũng như nỗi đau của những gia đình có người bị ung thư” - ông thổ lộ.
Văn Duẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét