Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Ông chủ “Học làm giàu” mất hút, nhà đầu tư kêu trời

Ông chủ “Học làm giàu” mất hút, nhà đầu tư kêu trời

Ông chủ dự án Học làm giàu “mất hút”, nhiều nhà đầu tư tiền tỷ kêu trời vì chưa thể đòi lại tiền.
Ông Phạm Thanh Hải được giới thiệu là Tiến sĩ, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc IDT, chủ dự án HỌC + LÀM = GIÀU đang mất hút. (Nguồn: Thời Đại)
Ông Phạm Thanh Hải được giới thiệu là Tiến sĩ, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc IDT, chủ dự án HỌC + LÀM = GIÀU đang mất hút. (Nguồn: Thời Đại)
Công ty IDT nổi đình nổi đám với các khóa Học làm giàu (hoclamgiau.vn) cũng như các dự án hoành tráng. Huy động vốn thông quan các hợp đồng góp vốn đầu tư với lãi suất siêu khủng (30-60%/năm), cam kết trả đúng hạn, không ít người đã rót tiền trăm, thậm chí tiền tỷ vào IDT. Sau thời gian giữ chữ tín, trả tiền đúng hạn cho nhà đầu tư, gần đây Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải bỗng dưng mất hút, nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa với các khoản tiền quá hạn chưa đòi được.
Đầu tư qua… môi giới
Theo giới thiệu trên trang hoclamgiau.vn, ông Phạm Thanh Hải, sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại Học và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Belarus (Minsk, Liên Xô cũ) năm 1994.
Ông Hải được giới thiệu là người có bề dày nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Maxcơva, Liên bang Nga) và Tập đoàn MASAN (Nga), một trong những thành viên sáng lập, ủy viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Masan (Liên bang Nga).
Sau đó, ông Hải giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty IDT rồi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty IDT.
Báo Giao thông nhận được đơn tố cáo của bà N.T.K (Nghệ An) về việc bà này có thông qua môi giới để góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Maccadmia Quốc tế (IDMA).
Người nhận ủy thác đầu tư là ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc tế (IDT). Công ty này có trụ sở ở tầng 20 tòa nhà Charmvit (117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Việc góp vốn đầu tư này thông qua sự môi giới của ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh. Đáng chú ý là, trong hợp đồng không hề có chữ kỳ của bà K. Hợp đồng thứ nhất không có chữ ký của bên ủy thác. Hai hợp đồng còn lại, bên ủy thác được ông Bùi Vinh Châu ký.
Tổng giá trị của 1 hợp đồng góp vốn đầu tư và 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với ông Phạm Thanh Hải là 685 triệu đồng.
Nội dung một hợp đồng lập ngày 20/2/2015 cho thấy, bên nhận ủy thác (ông Hải – PV) có toàn quyền sử dụng số tiền 405 triệu đồng của bên ủy thác (bà K. – PV) để góp vốn đầu tư vào Công ty IDMA.
Ngày 20/8/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà K. một phần tiền góp vốn là 105 triệu đồng (số tiền này đã được thanh toán). Đến ngày 20/11/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền 300 triệu đồng cho bà K. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà K. không hề nhận được số tiền 300 triệu đồng này.
Ngoài ra, đối với 2 hợp đồng khác ký với ông Hải, bà K. cũng chỉ nhận được tiền thanh toán một phần hợp đồng. Hiện, thời gian chi trả toàn bộ tiền ủy thác đã qua lâu nhưng ông Phạm Thanh Hải không thanh toán tiền như đã giao ước.
IDT là gì, “nhà môi giới đầu tư” nói gì?
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, công ty IDT được thành lập ngày 13/03/2007, ngành nghề của IDT là các lĩnh vực đào tạo và công nghệ, bất động sản và một số lĩnh vực khác. Công ty này công bố một số dự án đầu tư trên website như: Học làm giàu, trường xưa, đại học Thành Tây, Macadamia Điện Biên… Một số dự án bất động sản mà công ty IDT đầu tư nhưng “không ai hay biết” như: Dự án NewPeaks, Tây Thăng Long, Đông Trường Sơn…
Cặp vợ chồng "nhà môi giới" đầu tư Bùi Vinh Châu và Đinh Thị Vân Anh.
Cặp vợ chồng “nhà môi giới” đầu tư Bùi Vinh Châu và Đinh Thị Vân Anh.
Trên trang web của mình, IDT tuyên bố chính thức trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn BTA – Tập đoàn Tài chính và Công nghiệp hàng đầu trong Cộng đồng SNG với tổng giá trị tài sản 25 tỷ USD từ tháng 7/2008.
Trước đó, Công ty IDT thường xuyên tổ chức các khóa học làm giàu mời gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng từ 30-60%/năm, cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư ủy thác vốn khoảng 1 tỷ đồng thì 1 năm sau sẽ nhận được 1,6 tỷ đồng.
Liên quan đến thông tin phản ánh ở trên, PV Báo Giao thông đã có buổi làm việc với các “nhà môi giới” là ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh.  Ông Châu và bà Vân Anh cho rằng không có trách nhiệm gì trong các hợp đồng này và đổ toàn bộ trách nhiệm cho Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải.
Tuy nhiên, theo chứng cứ mà PV thu thập được, vợ chồng ông Châu bà Vân Anh có chữ ký trong hợp đồng ủy thác và thừa nhận đó là chữ ký của mình. Trong cả 3 hợp đồng, khi IDT trả tiền lần 1 cho nhà đầu tư là bà K cũng đều do ông Châu hoặc bà Vân Anh ký nhận. Theo bà K, ông Châu và bà Vân Anh cũng ký giấy cam kết bảo đảm thực hiện đúng các hợp đồng nói trên.
Số điện thoại của vị Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải liên tục trong tình trạng không liên lạc được và nhiều nhà đầu tư không thể tìm gặp được. Theo bà Lê Hải Yến – vợ ông Hải, hiện ông Hải đã bị tạm giam để điều tra (?) và mọi vấn đề liên quan IDT phải chờ Cơ quan điều tra kết luận.
“Nhà đầu tư” đến rồi lại… đi về

Vì sao ông chủ của Học làm giàu và Mắcca tỷ đô bị bắt

(TNMT) – Trong khi các ngân hàng chỉ dám trả lãi suất với tiền gửi ở mức trên dưới 10% một năm tùy thời điểm thì có một Công ty ở ngay giữa thủ đô Hà Nội đã huy động vốn bằng cách vẽ ra các Dự án hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết và trả lãi suất từ 35% đến 70% một năm. Một mức lãi có thể nói là không tưởng.
 
Ông Phạm Thanh Hải
Ông Phạm Thanh Hải
 
hgghhg
Nhà Sử học Dương Trung Quốc trao bằng chứng nhận Tượng vàng Thánh Gióng Vinh quang Việt Nam cho ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ IDT Group 
Lãi suất trên trời
 
Công ty Cổ phần Thương mại, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc tế (gọi tắt là IDT) có trụ sở tại tầng 20 tòa Charm Vit, 117 Trần Duy Hưng, TP. Hà Nội được thành lập ngày 13/03/2007 theo giấy phép kinh doanh số 0103016055 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp do ông Phạm Thanh Hải là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty. Ngành nghề chính là Đầu tư tài chính; Đào tạo; Xây dựng và triển khai các dự án trên nền tảng công nghệ Internet.
 
Theo giới thiệu trên trang thông tin của IDT (có địa chỉ tại www.idt.vn) thì vào tháng 7/2008, Công ty này chính thức trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn BTA - Tập đoàn Tài chính và Công nghiệp hàng đầu trong Cộng đồng SNG với tổng giá trị tài sản 25 tỷ USD. BTA đã cam kết cùng IDT đầu tư mạnh vào các dự án internet nhằm gia tăng hiệu quả về mặt kinh tế cũng như ý nghĩa đối với xã hội.
 
Bên cạnh đó, IDT thành lập riêng một bộ phận chuyên trách về việc huy động vốn đặt tại trụ sở của Công ty này. IDT khẳng định nhà đầu tư khi ký gửi tiền vào quỹ đầu tư của IDT sẽ nhận được mức lãi suất rất cao, từ 35% đến 60% một năm tùy từng thời điểm, người vào trước giới thiệu cho người vào sau được hưởng 10%.
 
Để tạo thêm lòng tin với các nhà đầu tư thì ông chủ của “Học làm giàu” rất khôn khéo khi “vẽ” ra các Dự án như cây Mắc ca tỷ đô với diện tích hơn 4000 ha ở Điện Biên, mạng lưới học làm giàu, y tế hoàng gia, New Peaks - Miinh... 
bđs
Đại diện Công ty IDT, ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ Công ty IDT  (thứ 4 từ trái qua) nhận giấy khen của Hiệp hội BĐS Việt Nam trong một sự kiện do IDT đồng tài trợ
 
Nhưng trên thực tế các Dự án này đều không được triển khai như những gì IDT đã quảng bá. Chẳng hạn, đối với Dự án trồng cây Mắc ca ở Điện Biên, theo xác minh thì ông Trần Công Nhì, Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh Điện Biên cho biết IDT không hề có liên quan gì với công ty của ông. 
 
Trao đổi về việc này, luật sư Nguyễn Hà Luân – Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long cho biết: bản chất của mô hình quỹ đầu tư thế này chính là việc kinh doanh đa cấp bởi khi tới hạn thanh toán cho người gửi trước thì họ sẽ lấy tiền của người gửi sau để trả và cứ thế xoay vòng?. Xét cho cùng, những đồng tiền này không tự sinh lời, toàn bộ hệ thống quay vòng đến một ngày sẽ bị sụp đổ khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản đến trước và ai cả tin sẽ lãnh hậu quả.
 
Hơn nữa, nếu xem xét kỹ thì hầu hết các dự án ở đây là của các đối tác có sự “liên kết” theo hướng IDT bán hàng cho họ chứ không phải do IDT bỏ vốn ra đầu tư, hay nói cách khác đây chỉ là phương tiện giao dịch để người chơi tự đưa nhau vào vòng xoay của “tiền gửi và lãi nhận”. Và trong cuộc chơi này thì bao giờ cũng kết thúc bằng sự lẩn trốn của nhà tổ chức, để lại hậu quả cho những người góp vốn sau cùng. Tuy nhiên, để làm rõ việc huy động vốn có vi phạm pháp luật hay không thì cơ quan chức năng cần phải xem xét thêm vai trò của những người môi giới làm cầu nối giữa nhà đầu tư và ông Phạm Thanh Hải có vi phạm pháp luật hay không? – Luật sư Luân cho biết thêm.
 
Tiếp tục đưa nhà đầu tư vào tròng?
 
Trong những ngày gần đây, trước những thắc mắc và lo lắng của các nhà đầu tư về tương lai của IDT khi ông Phạm Thanh Hải bị bắt sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với số vốn góp vào các dự án do IDT làm chủ bởi họ vô cùng hoang mang khi số tiền đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng có nguy cơ mất trắng thì IDT đã đưa ra chủ trương thành lập một Công ty khác với tên gọi là Công ty CP Đầu tư Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam với số vốn điều lệ Hai nghìn tỷ đồng để hoán đổi Cổ phần của các nhà đầu tư đã hợp tác với ông Phạm Thanh Hải. 
Rất nhiều nhà đầu tư có mặt tại
Rất nhiều nhà đầu tư có mặt tại Tầng 20 Tòa nhà CharmVit - Grand Plaza - 117 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội để nghe ngóng tình hình
 
Theo đó, các nhà đầu tư đã hợp tác với ông Phạm Thanh Hải sẽ sở hữu 70% vốn điều lệ (tương đương một nghìn bốn trăm tỷ đồng), đối tác nước ngoài sở hữu 20% cổ phần và đặc biệt, ông Phạm Thanh Hải sở hữu 10% cổ phần được hình thành từ công sức, trí tuệ và các lợi thế khác mặc dù ông này đang bị bắt giữ. 
 
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia kinh tế nhận định rằng với số vốn điều lệ Hai nghìn tỷ đồng như trên thì Công ty này có phải chứng minh với các cơ quan chức năng rằng đây là số tiền có thực trong tài khoản hay chỉ là trên giấy tờ khi đưa cho các nhà đầu tư xem xét để hoán đổi cổ phần?. Và tại sao IDT lại phát những mẫu đơn đề nghị này khi chính bản thân IDT đã phủ nhận sự liên quan tới ông Phạm Thanh Hải.
 
Trước đó, ông Lê Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT, phó TGĐ) khi trao đổi với phóng viên đã cho biết “việc ông Phạm Thanh Hải giao dịch với các nhà đầu tư (ký tên và đóng dấu của IDT) góp vốn vào IDT chỉ là do cá nhân ông ấy tự ý làm. Vì thế, việc ông Hải bị bắt giữ không liên quan gì tới IDT, cá nhân ông Hải làm thì ông Hải phải chịu trách nhiệm.
 
Liên quan tới việc này, một số nhà đầu tư cho biết vợ của ông Phạm Thanh Hải là bà Lê Thị Hải Yến đã có động thái trả một phần tiền gốc và lãi cho các nhà đầu tư và nhân viên IDT bằng sản phẩm dầu ăn nhãn hiệu “Hướng Dương vàng” được Công ty Cổ  phần DV & TM  Sóng Đại Dương ( Ocewa ) phân phối. Công ty này do anh trai của ông Phạm Thanh Hải là ông Phạm Thanh Tùng điều hành.
 
Tìm hiểu thêm thì trước đây, Công ty Ocewa (Tầng 2, tòa nhà 25T2, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội) nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2015 – 2020 của IDT. Khi được hỏi về việc bắt giữ ông Phạm Thanh Hải có ảnh hưởng gì tới hoạt động của Ocewa hay không thì ông Phạm Thanh Tùng cho biết: Việc ông Hải bị bắt giữ không ảnh hưởng gì tới hoạt động của Ocewa.
 
Trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị này đã tiến hành bắt giữ Phạm Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ Quốc tế (Công ty IDT) để điều tra về hai hành vi “Kinh doanh trái phép” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
 
 
Doãn Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét